Nghệ thuật viết thư pháp
Chắc chắn ở đây đã có rất nhiều bạn đã từng nghe đến thư pháp rồi đúng không nè. Tuy nhiên, để hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật viết này, có lẽ nhiều người vẫn cảm thấy nó mơ hồ.
Vậy thì hãy cùng MHMC bắt đầu cuộc hành trình khám phá thư pháp ngay bây giờ nhé!
1. Nghệ thuật viết thư pháp
Thư pháp không chỉ đơn giản là việc viết chữ bằng bút lông. Mà đó là một nghệ thuật thể hiện tâm hồn và thông điệp của người viết thông qua từng nét chữ.
Nó đòi hỏi sự tinh tế không chỉ trong việc tạo nên chữ đẹp, mà còn trong việc bố trí chữ một cách hài hòa, thậm chí cân nhắc về phong thủy.
Nguồn gốc của thư Pháp xuất phát từ Trung Quốc, và đã phát triển đa dạng qua các loại chữ như Triện, Lệ, Chân, Hành, và Thảo. Nghệ thuật này đã lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng, bao gồm Hàn Quốc (Thư Nghệ) và Nhật Bản (Thư Đạo).
Ở Việt Nam, thư pháp dựa trên chữ Hán – Nôm đã từng phổ biến và hiện vẫn tồn tại. Tuy nhiên, với sự phát triển của chữ Quốc Ngữ, thư pháp Việt đã xuất hiện. Kết hợp giữa chữ La tinh và bản sắc truyền thống, tạo nên một dấu ấn độc đáo trong thế giới thư pháp.
2. “Văn phòng tứ bảo” trong viết thư pháp là gì?
Khi nhắc đến thư pháp người ta sẽ nghĩ ngay đến “Văn phòng tứ bảo” trong nghệ thuật thư pháp. Đây là bốn món không thể thiếu trong quá trình sáng tạo các tác phẩm thư pháp truyền thống.
Là những yếu tố quan trọng để tạo ra các bức tranh chữ đẹp, thể hiện tâm hồn và tài năng của nghệ sĩ thư pháp:
- Bút lông: Là công cụ chính để viết chữ trong thư pháp. Bút lông thường được chế tạo từ lông của các loài chim như ngỗng, thiên nga… Từng loại lông sẽ cho ra các đặc điểm riêng, như độ mềm mại, độ đàn hồi để tạo ra các nét chữ khác nhau.
- Mực tàu: Đây là loại mực truyền thống được sử dụng trong viết thư pháp. Mực tàu thường có màu đen đậm và chứa dầu, giúp tạo ra các nét chữ đậm và sắc nét.
- Nghiên mực: Nghiêng mục được dùng để chứa màu mực khi viết, thường được làm bằng đất sét, sắt, đồng thiếc hay sứ. Nghiên có loại sẽ là trơn nhẵn nhưng cũng có loại được thiết kế tinh xảo, tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người.
- Giấy viết: Loại giấy được sử dụng trong thư pháp cũng rất quan trọng. Giấy thư pháp thường có độ mịn và khả năng thấm mực tốt để tạo ra các đường nét mượt mà và sắc nét. Sự lựa chọn đúng loại giấy cũng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của tác phẩm.
Những thành phần này kết hợp lại với nhau để tạo nên cơ sở vật chất và công cụ cần thiết để thể hiện tài năng và cảm xúc của nghệ sĩ thư pháp trong các tác phẩm của họ.
3. Đâu là một bức thư pháp đẹp
Khái niệm về thư pháp đẹp là một vấn đề luôn gây tranh cãi trong lĩnh vực nghệ thuật, và thư pháp không phải là ngoại lệ. Mỗi người có cách để đánh giá sự đẹp của chữ viết.
Có người cảm thấy chữ dễ đọc là chữ đẹp, trong khi người khác cho rằng sự trừu tượng và ngoằn ngoèo mới tạo nên giá trị nghệ thuật.
Nghệ thuật thường phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân, và không có quy tắc cụ thể để xác định sự đúng sai trong việc đánh giá một tác phẩm.
Một tác phẩm đẹp thường thể hiện sự cân đối và hài hòa, thông qua đường nét và cách sắp xếp chữ viết để lưu giữ tâm hồn của người viết.
Màu sắc trong tác phẩm có thể gợi lên cảm xúc và tình cảm đa dạng, tùy thuộc vào khả năng cảm nhận của người xem để đánh giá xem có đẹp hay không.
Không giống như khi sử dụng các công nghệ như điện thoại di động hoặc máy tính, trong đó các ký tự mặc định thường giống nhau, chữ thư pháp được tạo ra bởi mỗi người đều mang một cá tính riêng.
Dù bạn học theo ai đó, thời gian sẽ giúp bạn phát triển nên một phong cách viết chữ riêng, thể hiện cảm xúc và tâm trạng của bạn trong từng đường nét.
Trên đây là những thông tin về thư pháp mà Hùng Mạnh muốn đưa đến cho các bạn. Hy vọng ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ yêu thích hơn về lĩnh vực này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào đừng ngần ngại bình luận dưới đây để được MHMC giải đáp nhé!